Ngoại Hạng Anh là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh ở cấp độ câu lạc bộ. Có điều gì thú vị về lịch sử hình thành, thể thức và các đội bóng lớn tại đây? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lịch sử hình thành giải Ngoại Hạng Anh
Bất chấp những thành công đáng kể ở châu Âu trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, cuối những năm 1980 đánh dấu thời kỳ sa sút của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp và người hâm mộ phải chịu đựng cơ sở vật chất tồi tàn và nạn côn đồ tràn lan. Không chỉ vậy, các câu lạc bộ Anh còn bị cấm thi đấu ở châu Âu trong 5 năm sau thảm họa sân vận động Heysel diễn ra vào năm 1985.
Football League First Division, giải đấu cao nhất của bóng đá Anh kể từ năm 1888, xếp sau các giải đấu như Serie A của Ý và La Liga của Tây Ban Nha về lượng khán giả cũng như là cả doanh thu. Không chỉ vậy, giải đấu này còn phải chịu cảnh “chảy máu chất xám” khi mà một số cầu thủ hàng đầu của Anh đã chuyển ra nước ngoài thi đấu.
Vào những năm 1980, các câu lạc bộ lớn ở Anh đã bắt đầu chuyển sang hình thức kinh doanh mạo hiểm, áp dụng các nguyên tắc thương mại vào việc quản lý để tối đa hóa doanh thu. Martin Edwards của Man Utd, Irving Scholar của Tottenham Hotspur và David Dein của Arsenal nằm trong số những người đi đầu trong sự chuyển đổi này.
Những yêu cầu về mặt thương mại đã khiến các câu lạc bộ hàng đầu tìm cách gia tăng tiếng nói và doanh thu. Họ đe dọa tách khỏi Football League để cố gắng tăng quyền biểu quyết và từ đó, đạt được thỏa thuận tài chính thuận lợi – chiếm 50% tổng thu nhập từ truyền hình và tài trợ vào năm 1986. Ngoài ra, họ yêu cầu các công ty truyền hình phải trả nhiều tiền hơn cho việc đưa tin các trận đấu bóng đá có sự tham gia của họ.
Năm 1990, giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp đại diện của nhóm Big 5 thời điểm đó bao gồm Man Utd, Liverpool, Tottenham Hotspur, Everton và Arsenal nhằm mở đường cho việc ly khai khỏi Football League. Dyke tin rằng LWT sẽ sinh lợi nhiều hơn phát sóng một giải đấu chỉ bao gồm các câu lạc bộ hàng đầu.
Thực tế, các câu lạc bộ này đã động lòng với khoản tiền bản quyền truyền hình kếch xù hứa hẹn được trả. Tuy nhiên, vấn đề là giải đấu ly khai sẽ không có đủ sự uy tín cần thiết nếu thiếu sự ủng hộ của Hiệp hội bóng đá. David Dein của Arsenal đã tổ chức các cuộc đàm phán để xem liệu FA có hào hứng với ý tưởng tạo giải đấu mới hay không. FA không có mối quan hệ quá tốt đẹp với Football League vào thời điểm đó và họ coi đó là một cách để làm suy yếu vị thế của Football League. FA đưa ra một báo cáo vào tháng 6/1991, ủng hộ kế hoạch thành lập Ngoại Hạng Anh với FA là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng trong việc giám sát giải đấu.
Vào cuối mùa giải 1990/91, đề xuất về việc thành lập giải đấu mới chính thức được đưa ra. Vào ngày 17/7/1991, các câu lạc bộ thành viên sáng lập ký kết thỏa thuận, từ đó thiết lập nên các nguyên tắc cơ bản của FA Ngoại Hạng Anh. Theo đó, FA Ngoại Hạng Anh độc lập về mặt thương mại với Hiệp hội bóng đá và Football League, được cấp giấy phép để đàm phán các thỏa thuận tài trợ, phát sóng. Đáng chú ý, mặc dù Dyke đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giải đấu, anh ta lại thất bại trong việc mang quyền phát sóng về tổ chức của mình. Năm 1992, các câu lạc bộ ở The First Division đã đồng loạt rút khỏi Football League. Đến ngày 27/5 cùng năm, FA Ngoại Hạng Anh được thành lập.
>>> Xem thêm: LTĐ hôm nay | Lịch thi đấu bóng đá hôm nay
Thể thức thi đấu của Ngoại Hạng Anh hiện tại
Giống như đa phần các giải đấu bóng đá khác trên thế giới, Ngoại Hạng Anh thi đấu theo thể thức vòng tròn. Mỗi đội sẽ đụng độ tất cả các đối thủ hai lần, một ở sân nhà và một ở sân khách. Mỗi chiến thắng tương đương với 3 điểm, kết quả hòa tương đương với 1 điểm, còn thua cuộc sẽ không có điểm nào. Cuối mùa, đội bóng có điểm số cao nhất sẽ giành cúp vô địch. Trong khi đó, những đội bóng có thành tích kém nhất phải xuống chơi ở giải hạng dưới, nhường chỗ cho những thành viên mới của giải đấu. Trong trường hợp có các đội bằng điểm nhau, những chỉ số phụ như hiệu số bàn thắng hay thành tích đối đầu sẽ được xét đến.
Các câu lạc bộ giàu truyền thống và nổi tiếng nhất tại Ngoại Hạng Anh
Thời điểm hiện tại, các câu lạc nổi tiếng nhất tại Premier League bao gồm: Man Utd, Liverpool, Arsenal, Chelsea và Man City.
Man Utd từng có thời kỳ huy hoàng trong kỷ nguyên Sir Alex Ferguson. Thế nhưng kể từ sau khi cựu chiến lược gia người Scotland giải nghệ vào năm 2013, Quỷ Đỏ bắt đầu xuống dốc. Đến nay, họ không còn được xem là ứng viên cho chức vô địch nhưng vẫn là đội bóng được yêu thích bậc nhất thế giới.
Giống như Man Utd, Arsenal cũng có thời kỳ huy hoàng dưới thời Arsene Wenger, sau đó gặp rất nhiều khó. Tuy vậy, những gì Pháo Thủ làm được trong những năm gần đây thực sự rất đáng khen.
Liverpool cũng là một đội bóng giàu truyền thống, có bề dày thành tích. Những năm gần đây, nhờ sự dẫn dắt tài tình của huấn luyện viên Jurgen Klopp, họ cùng với Man City trở thành hai thế lực hàng đầu xứ sở sương mù.
Chelsea từng có những bước chuyển mình mạnh mẽ dưới thời tỷ phú Roman Abramovich. Họ đạt được nhiều thành công lớn ở cả đấu trường trong nước lẫn quốc tế, vững vàng nằm trong nhóm những câu lạc bộ hàng đầu xứ sương mù suốt nhiều năm.
Hiện tại, Man City có thể được xem là ông vua của nước Anh. Họ từng bị gọi là “gã hàng xóm ồn ào” bên cạnh Man Utd, thế nhưng nhờ nguồn tiền từ giới chủ, cách làm bóng đá bài bản và đặc biệt là sự hiện diện của khối óc thiên tài Pep Guardiola.
Lời kết
Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đọc về giải Ngoại Hạng Anh. Đừng quên theo dõi bóng đá lu mỗi ngày để luôn hòa nhịp cùng bóng đá thế giới nhé.
>>> Xem thêm: Top ghi bàn Ngoại Hạng Anh – 5 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất